Loài mối bắt đầu xây dựng tổ mối bằng hai cách:
Cách 1: Mối thợ và mối lính từ một tổ cùng nhau chọn một vị trí mới và đào đất, nhào nặn đắp một tổ mối nho nhỏ tùy theo năng lực của mình rồi về tổ cũ xin cha mẹ chúng ít trứng mối rồi đưa đến tổ mối mới để chăm sóc, sau khoảng 1 tháng số trứng mối đó sẽ nở ra mối vua, mối chúa, mối thợ, mối lính mới.
Một tổ mối nho nhỏ mới được xây đắp
Mối vua và mối chúa mới thì ở trong tổ chờ đợt ngày chúng có thể sinh sản, mối thợ và mối lính có nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, bảo vệ các thành viên trong tổ và ngày này qua ngày khác số lượng các thành viên trong tổ tăng dần và chúng cũng mở mang xây đắp đổ của chúng ngày càng to hơn.
Cách 2: Trong mỗi tổ mối, ngoài mối chúa, mối vua, mối hậu bị, mối thợ, mối lính còn có mối cánh, nhóm mối cánh không thường xuyên được hình thành, chúng chỉ được hình thành vào mùa mưa lũ, rất có thể đây là cách duy trì nòi giống của loài mối để không bị diệt vong bởi ngập lụt.
Các con mối cánh nhằm bóng đèn để bay vời nhau xung quanh nó
Mỗi khi trời chuẩn bị có mưa lớn, mối cánh bay ra hàng loạt, tìm những chỗ có ánh sáng ( chói trang) bay vờn nhau cho đến khi rụng cánh, lúc này các con đực và cái cặp với nhau thành từng đôi một rồi tìm những vị trí thích hợp để ẩn náu và sinh đẻ, khi mối thợ và mối lính chào đời chúng sẽ lo việc kiếm ăn, xây đắp tổ mối mới.
Một tổ mối trưởng thành
Mối chúa đẻ trứng thường xuyên bên trong tổ mối nên một số mối thợ và mối lính phải túc trực để vận chuyển trứng mối tới những vị trí phù hợp để chăm sóc.
Hình ảnh mối chúa đang đẻ trứng bên trong tổ mối, mối thợ chờ và mang trứng đi chăm sóc.
Tác giả:
Vũ Nam
Điện thoại: 0983-179-864 A.Nam
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>> Điện thoại: 0983-179-864
>> Địa chỉ: 69/4D Tân Hiệp 31, Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp.HCM
>> Mã Số Thuế: 8334032206